Cẩm nang du lịch, Du Lịch Miền Bắc, Du lịch trong nước

Xôi ngũ sắc Mộc Châu

Vẻ đẹp lung linh của cao nguyên Mộc Châu những ngày cận Tết khiến người ta mê mẩn, ấp ủ một lần được đến Mộc Châu tận mắt chứng kiến. Không chỉ có cảnh đẹp mà Mộc Châu còn có rất nhiều món đặc sản hấp dẫn, trong đó có món xôi ngũ sắc là món để lại cho người ta nhiều ấn tượng nhất bởi hình thức bắt mắt, hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng của nó.

Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là món ăn truyền thống của các dân tộc Tày, Dao thuộc vùng núi phía bắc như Lào Cai, Mộc Châu, Hà Giang…. Một gói xôi gồm rất nhiều màu: đỏ, xanh, vàng, nâu, trắng. Các màu xôi mang ý nghĩa tâm linh thiêng liêng, năm màu xôi là tượng trưng cho ngũ hành trong trời đất: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Hơn nữa xôi ngũ sắc còn rất tốt cho sức khỏe người ăn khi trong mỗi cây lá, củ quả tạo nên màu sắc của đĩa xôi 5 màu đều là những loại cây dược liệu có lợi cho sức khỏe. Tùy thuộc vào công thức pha chế của từng vùng người ra sẽ dùng các loại dược liệu khác nhau, cho ra 5 màu sắc khác nhau và ý nghĩa biểu trưng riêng.

Để làm được 1 đĩa xôi có đủ 5 màu sắc bắt mắt người ta phải tiến hành nhiều công đoạn chế biến rất cầu kỳ. Bước đầu tiên là lựa chọn nguyên liệu nấu xôi: gạo nếp thơm dẻo và các loại lá cây rừng để nhuộm màu.

Quy trình nấu xôi ngũ sắc của người Tày được tiến hành như sau: Gạo nếp vo sạch đem ngâm trong nước khoảng 8 giờ để hạt gạo có độ nở vừa phải sau đó chia thành 5 phần, mỗi phần ứng với một màu. Để nấu được xôi màu đỏ, dùng lá co khảu luộc kỹ, chắt lấy nước để nguội,  rồi trộn đều lên với gạo, ủ trong khoảng một giờ. Khi hạt gạo đã được nhuộm màu đỏ, mang gạo đi đồ xôi, xôi chín sẽ có màu đỏ tươi hấp dẫn. Tương tự, xôi đỏ nhạt và xôi vàng cũng làm từ lá co khảu, nhưng có khác đôi chút về cách pha chế và thời gian ủ. Xôi tím và xôi nâu thì được tạo màu từ cây khảu đen. Lá được hơ qua lửa cho héo rồi giã nhỏ sau đó đem trộn với tro của quả núc nác, lọc lấy nước rồi trộn cùng gạo nếp. Xôi đồ chín sẽ có màu tím, muốn có màu nâu thì đồ lâu hơn…

Ngoài xôi ngũ sắc thì Mộc Châu còn rất nhiều món ngon đáng thưởng thức khác như thịt trâu gác bếp, nậm pịa, cá suối, cá hồi tươi, lợn mán, gà đồi, cơm lam… Xem thêm: Cơm lam – Món ngon độc đáo của người Thái ở Mộc Châu.

Chõ đồ xôi của người Dao được thiết kế riêng, trong chõ có năm vách ngăn năm màu. Gạo ngâm nở, nhuộm màu rồi được đổ vào năm vách tương ứng trong chõ và đồ trên bếp lửa cho chín. Việc lấy xôi trong nồi, xếp ra đĩa người ta cũng tuân theo quy tắc nhất định. Màu trắng được đặt ở giữa tượng trưng cho sự hội tụ tinh túy của đất trời, bốn màu còn lại sẽ đặt xung quanh tượng trưng cho bốn phương của trời đất hay bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của tự nhiên.

Cách bày xôi ngũ sắc của người Dao ở Mộc Châu
Cách bày xôi ngũ sắc của người Dao ở Mộc Châu

Người ta thường làm xôi ngũ sắc khi vụ mùa vừa kết thúc với mục đích cúng cơm mới, báo cáo trời đất về mùa màng năm cũ, mời các cụ về ăn bát cơm thưởng thức hạt gạo đầu mùa đồng thời cầu trời trời đất thái bình, mưa gió thuận hòa để sang năm lại đón một mùa màng bội thu.

Từ lâu xôi ngũ sắc đã trở thành biểu tượng văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi. Hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng với những màu sắc hấp dẫn trong đĩa xôi thể hiện tấm lòng hiếu khách của chủ nhà, chứa đựng ước mơ về một cuộc sống no đủ và mong ước cầu cho mùa màng bội thu trong năm tới.

Có dịp đặt chân đến với Mộc Châu thưởng thức món quà ngon trong phiên chợ của người Dao bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị của văn hóa các dân tộc nơi đây. Để có cơ hội thưởng thức xôi ngũ sắc bạn có thể đến Mộc Châu ngay trong 2 ngày cuối tuần này, bạn có thể đi theo tour do các công ty du lịch tổ chức hoặc lên kế hoạch đi du lịch Mộc Châu tự túc. Tham khảo: