Đến nay, Đà Lạt chỉ có một cơ sở nuôi chồn để sản xuất cà phê chồn là cơ sở của ông Nguyễn Quốc Minh: Trang trại cà phê chồn Trại Hầm. Trang trại nằm trong một thung lũng hẹp thuộc phường 10, TP du lịch Đà Lạt giá rẻ 2014
Thế giới đã công nhận cà phê arabica Đà Lạt (được trồng ở độ cao từ 1.000m trở lên so với mặt nước biển với nhiệt độ trung bình trên dưới 18 độ C), với 2 dòng chính là catimo và moka là sản phẩm cà phê đứng đầu thế giới. Một ngày cận tết Giáp Ngọ 2014, chúng tôi đã thâm nhập vào “thế giới cà phê chồn” để phần nào hiểu được kỹ nghệ cà phê chồn số một thế giới hiện nay.
Đến nay, Đà Lạt chỉ có một cơ sở nuôi chồn để sản xuất cà phê chồn là cơ sở của ông Nguyễn Quốc Minh: Trang trại cà phê chồn Trại Hầm. Trang trại nằm trong một thung lũng hẹp thuộc phường 10, TP Đà Lạt.
Ở Đà Lạt, người nuôi cho chồn ăn thứ cà phê arabica đứng đầu thế giới để lấy nhân, rồi từ đó chế biến thành thứ thức uống hạng sang số một thế giới hiện nay. Đây được xem là một “thú chơi” có một không hai trên thế giới.
Tự nhận mình là “dân ghiền” nên đi tới bất kỳ địa danh nào, ông Nguyễn Quốc Minh cũng tranh thủ dừng chân nhâm nhi tách cà phê nóng hổi. Hương vị đặc trưng, quyến rũ của cà phê chồn khiến ông nhớ nhất và ý tưởng kinh doanh theo mô hình khép kín đã xuất phát từ đó. Chỉ với 1 tour du lịch tiết kiệm là bạn đã có thể đến Đà Lạt và tận mắt xem quy trình sản xuất cà phê chồn ở đây.
Bảy năm trước, ông Minh lên Đà Lạt mua một rẫy cà phê giống moca đang cho thu hoạch rộng 2,4 hecta ở khu Trại Hầm. Quyết định này vấp phải sự phản đối của gia đình vì nông nghiệp có vẻ không phù hợp với sở trường của một vị luật sư vốn chỉ quen tiếp xúc với các khiếu kiện và chẳng có kinh nghiệm kinh doanh.
Vượt qua mọi trở ngại, ông xúc tiến nghiên cứu, tìm hiểu và tìm vốn cho dự án trang trại cà phê chồn của mình bởi thị trường ngách này còn nhiều tiềm năng phát triển. “Tôi muốn mang đến ly cà phê chồn có chất lượng, kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn nguyên liệu tới chế biến thành phẩm và bất cứ ai cũng có thể tận mắt thấy thức uống đặc biệt này hình thành như thế nào”, ông nói.
Một trong những mắt xích quan trọng nhất của khâu chế biến là nguồn nguyên liệu phải sạch. Do đó, rẫy cà phê rộng 2,4 hecta được chuyển đổi quy trình, phương thức chăm sóc, không dùng đến những loại phân bón hóa học.
Tiếp đến, ông thử nghiệm nuôi các giống chồn để chọn loại mang lại hiệu quả cao nhất. Ban đầu ông nhập từ Indonesia 14 con chồn hương, nhưng do khí hậu Đà Lạt lạnh không thích hợp nên chỉ trong thời gian ngắn, chúng chết một nửa. Dò hỏi khắp nơi, ông quyết định mua chồn hương từ Đắk Lắk về nuôi thử nghiệm, kết quả, loại này thích nghi với khí hậu Đà Lạt và hiện tại trang trại đã có 120 con. Đến Đà Lạt bạn cũng nên thăm cả chùa Linh Ẩn Đà Lạt nữa. Đây là một ngôi chùa khá thiêng và cách khu trang trại cà phê chồn ko xa.
Theo ông Minh, giống chồn hương sinh sản khá nhanh, trung bình một chồn mẹ mỗi năm cho ra đời 4-5 chồn con nên hiện nay ông có thể cung cấp giống cho những người có nhu cầu. Chồn là cách gọi dân dã, tên chính thức của nó là cầy vòi hương, vật nuôi rất dễ tính, có thể thuần hóa như mèo nhà hoặc nuôi thả tự do trong vườn như môi trường tự nhiên của chúng. Trang trại hiện nuôi nhốt chồn để đảm bảo làm ra sản phẩm sạch và hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi.