Cây phượng trắng nằm trong khuôn viên biệt thự trên đường Phù Đổng Thiên Vương (Đà Lạt) mấy hôm nay trổ hoa trắng ngát cả một góc phố sương mù. Thoạt nhìn cây phượng đặc biệt này chẳng khác gì loài phượng tím – cả về thân, lá và đài hoa, nhưng lại nở hoa trắng tinh khôi như màu áo học trò khiến nhiều du khách không khỏi xao lòng. Không những vậy ngay cả những người dân Đà Lạt (Lâm Đồng) tỏ ra thích thú khi nhìn ngắm cây phượng trổ hoa trắng xóa trong khuôn viên ngôi biệt thự xinh đẹp này.
Phượng trắng Đà Lạt là cây phượng duy nhất ở phố núi cho hoa trắng. Và theo số liệu thống kê thì đây là cây hoa phượng trắng duy nhất ở Việt Nam, không những thế giống hoa phượng không thể nhân giống bằng hạt lên Đà Lạt sẽ là nơi duy nhất có hoa phượng trắng trong nhiều năm tới.
Chủ nhân cây phượng trắng là tiến sĩ Hà Ngọc Mai cho biết bà mua cây phượng trên từ Úc về trồng năm 2000. Ba năm sau cây bắt đầu ra hoa nhưng chỉ lác đác được vài chùm. Những năm gần đây cây mới ra hoa rộ, kéo dài từ tháng 2 đến hết tháng 4 hằng năm. Cũng theo tiến sĩ Mai trong tương lai việc nhân giống loài hoa “lạ” này sẽ được thực hiện theo nguyện vọng của nhiều người và của chính chủ nhân.
Bà Mai cho biết thêm: “Hiện có một vài nghệ nhân hoa và cây kiểng Đà Lạt đến xin cành để ghép, tôi rất vui và đã đồng ý, nhưng với điều kiện phải đợi hết lứa hoa này để cây hồi sức thì mới có thể tiến hành được. Rồi nữa, một Cty cây xanh ở TP.HCM cũng đã cử đoàn cán bộ lên xem và đề xuất nhân giống loài hoa “lạ” này, và tôi hứa với họ sẽ góp sức để Việt Nam có nhiều hơn nữa những cá thể phượng trắng”.
Sau khi một số tờ báo đưa tin cây phượng trắng duy nhất của Việt Nam ở Đà Lạt trổ hoa, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã gọi điện chúc mừng cá nhân hai vợ chồng TS Hà Ngọc Mai và TS Trần Hà Anh cũng như chúc mừng thành phố Đà Lạt có một giống hoa “lạ”. Bà Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính – nguyên Phó Chủ tịch Nước, trong chuyến đến Đà Lạt để trao học bổng Vừ A Dính cho các học sinh Lâm Đồng, đã ghé thăm cây phượng tím và chúc mừng gia đình TS Trần Hà Anh và TS Hà Ngọc Mai
Vì phượng cho hoa đẹp, trắng muốt nên mỗi đợt nở hoa có rất nhiều người đến chiêm ngưỡng và chụp hình kỷ niệm bên cây phượng. Năm trước, cây phượng trắng này cũng ra hoa nhưng không đều, đẹp và nhiều như năm nay. Đà Lạt còn có rất nhiều làng hoa đẹp khác nữa. Xứng đáng là thành phố ngàn hoa.
Sau Tết Giáp Ngọ, bạn tôi ở Hải Phòng điện thoại vào bảo: “Xin hoặc mua chục quả phượng trắng gửi cho mình ươm trồng. Ngoài này “Rợp trời hoa phượng đỏ”, có thêm phượng trắng sẽ thú vị lắm!”. Chủ nhật vừa rồi, tôi đến thăm gia đình TS. Hà Ngọc Mai, nhưng chỉ gặp chồng chị TSKH Trần Hà Anh – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ – Môi trường của Quốc hội. Tôi hỏi, chị nhà còn nhiều quả phượng trắng không, TS. Hà Anh bảo, lát nữa nhà tôi về anh hỏi xem sao.
Năm nay rét đậm và kéo dài, nên phượng trắng nở muộn và không “sung” bằng năm ngoái. Đang mải mê chụp ảnh thì TS. Ngọc Mai về. Tôi liền bảo, trời nắng đẹp mời nữ tiến sĩ chụp với phượng trắng nhé? Đó là người phụ nữ “tóc bạc” phúc hậu, thông minh, cởi mở và thân thiện.
Chúng tôi vừa chụp ảnh, vừa trò chuyện thoải mái như người thân trong gia đình. Tôi hỏi, nghe nói chị đi du học, rồi “bén duyên” với hoa và cao su? Bằng chất giọng Nam bộ trầm ấm, TS. Ngọc Mai tâm sự, quê tôi ở Tiền Giang, từ nhỏ tôi đã yêu cây lúa và hoa trái quê mình. Năm 1954 được ba cho du học bên Pháp từ lớp 6 đến cử nhân, thạc sĩ,tiến sĩ ở Pari. Năm 1978, về nước cùng chồng tôi là TS. Trần Hà Anh. Một tour du lịch tiết kiệm tới Đà Lạt là bạn đã có thể chiêm ngưỡng cây phượng trắng độc đáo này rồi.
Tôi làm việc ở Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt (1978-1983), đã kêu gọi bạn bè ở nước ngoài giúp đỡ để xây dựng Phòng nuôi cấy mô, nhân giống nhiều loài hoa địa lan quý hiếm cho Đà Lạt bằng công nghệ “In-vitro”. Rất vui, vì người dân Đà Lạt đã đặt tên một loài địa lan do tôi mang từ nước ngoài về và nhân giống là “Lan đỏ Ngọc Mai”.