Đã trở thành một tục lệ quen thuộc, cứ vào tầm những ngày 27, 28 tháng Chạp, đồng bào người dân đến từ những bản làng khác nhau ở nơi vùng cao Hà Giang lại tề tựu kéo nhau đi mổ lợn. Thịt lợn được sử dụng để chế biến phần nhân của bánh chưng, rồi có thể làm các món ăn kho, nướng, quay hay luộc… để sử dụng trong ba ngày tết. Lúc nào đồng bào nơi đây cũng để riêng ra một phần lòng non cùng với một phần thịt được sử dụng để chế biến vài cân lạp xưởng.
Phần nhân của lạp xường được người dân vùng cao nguyên đá Hà Giang lựa từ những loại thịt nửa có cả nạc cả mỡ. Vì nếu sử dụng loại thịt có nạc nhiều, sẽ làm cho lạp xường bị khô, sác; còn nếu dùng loại thịt nhiều mỡ quá, thì lạp xường lại bị nhão, sẽ khiến cho ăn nhanh bị ngấy, chính vì thế loại thịt phù hợp hơn cả để làm món lạp xường chỉ có thể là thịt vai. Thịt được đem lọc bỏ hết lớp bì, thái thành những miếng thịt có độ mỏng vừa phải, đem ướp muối, và một số loại gia vị khác. Và một thứ không thể thiếu trong các loại gia vị đó chính là một chút rượu trắng, cho thêm vào một chút nước gừng và vài quả mắc mật khô đã được xay nhỏ đem ướp cùng.
Theo những kinh nghiệm quý giá của đồng bào vùng đất Hà giang này thì việc ướp thịt cùng với rượu trắng và nước gừng sẽ làm cho món lạp xường chở nên đậm đà một mùi hương rất thơm và đặc trưng, và nó cũng giúp cho món ăn có thể bảo quản được trong một thời gian dài mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Công đoạn có thể coi là phức tạp nhất khi chế biến lạp xưởng Hà Giang đó chính là bước nhồi lạp xường. Người ta sử dụng một chiếc phễu cùng với một chiếc đũa, sau đó từ từ nhồi thịt vào phần lòng non đã chuẩn bị sẵn trước đó. Để cho công đoạn trở nên dễ dàng hơn, cứ sau khi nhồi được khoảng chừng hai đến ba mươi phân thịt thì người ta lại buộc thành một khúc.
Một lúc lại sử dụng kim châm thủng vài chỗ để khí có thể thoát ra ngoài giúp cho lạp xường không bị nứt. Lạp xưởng sau khi đã nhồi xong sẽ được đem đi phơi ngoài nắng cho khô dần. Ngoài ra cũng có thể đem lạp xưởng hong ở trên gác bếp. Những làn khói ấm áp bốc ra từ bếp lửa sẽ làm cho lạp xường dần dần se lại và săn chắc. Sau khi lạp xường vừa được nắng hay được hơi lửa, nhìn món lạp xưởng ánh lên sắc màu đỏ hồng của phần thịt nạc hòa quyện cùng những đường vân trắng của phần thịt mỡ nhìn vô cùng bắt mắt. Làm lạp xưởng vào tầm 27, 28 thì người dân ở trên vùng đất cao nguyên này có thể thưởng thức vào ngày mùng 2, mồng 3 tết.