Việt Nam, một đất nước với truyền thống lịch sử lâu đời, tình cảm anh em đồng bào gắn bó. Không chỉ vậy, Việt Nam còn nổi tiếng với rất nhiều địa danh và các món ăn vô cùng hấp dẫn.
Đồ ăn của Việt Nam vô cùng phong phú và thơm ngon. Mỗi một món ăn lại giúp du khách biết thêm về những câu chuyện lịch sử cũng như đặc trưng hương vị của từng vùng miền. Nói đến đồ ăn của Việt Nam, chỉ trong một bài viết khó có thể kể hết được. Dưới đây là một số món bánh truyền thống của Việt Nam.
Bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là 2 loại bánh vô cùng nổi tiếng tại Việt Nam. Hai món bánh này tượng trưng cho tinh hoa của đất. Bánh chưng, bánh tét chỉ là cách gọi của từng vùng miền và cách gói khác nhau. Bánh chưng là đặc trưng của miền Bắc, với hình dáng vuông vức. Bánh tét là đặc trưng của miền Nam với hình gói trụ tròn.
Dù hình dáng khác nhau nhưng nguyên liệu để tạo ra 2 loại bánh này rất giống nhau. Nguyên liệu làm bánh bao gồm: gạo nếp, đỗ xanh, thịt heo, lá dong và gia vị đi kèm. Gạo nếp để làm bánh phải vo thật kĩ và ngâm khoảng nửa ngày. Đỗ xanh phải tách hết toàn bộ vỏ, màu bánh sẽ đẹp và lâu hỏng. Thịt phải là đoạn thịt 3 chỉ – bánh sẽ ngậy không bị khô, thịt phải ướp cùng muối và hạt tiêu. Từng chiếc lá dong bên ngoài xanh mướt, ôm trọn gạo nếp, đỗ xanh và thịt. Sau đó là dùng lạt tre buộc chặt. Bánh thường được luộc từ 8 – 12 tiếng, tùy thuộc từng loại gạo. Bánh khi chín, phần gạo nếp sẽ có màu xanh của lá dong, bên trong đỗ xanh và thịt thơm phức. Bánh khi ăn rất mềm, ngậy của thịt ngấm vào đậu xanh và gạo. Bánh trước kia chỉ làm vào các dịp lễ tết để cúng ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, bây giờ bất kể thời gian nào cũng có thể thưởng thức những miếng bánh chưng thơm ngon.
Bánh dày
Theo như sự tích vua Hùng thứ 18, bánh chưng – bánh dày chính là đặc trưng cho đất và trời. Chính vì vậy, nhắc đến bánh chưng thì không thể bỏ qua bánh dày.
Bánh dày được làm hoàn toàn từ gạo nếp. Có 2 cách để làm ra được những chiếc bánh dày thơm ngon. Cách thứ nhất: gạo nếp sẽ được nấu thành xôi, sau đó đem đi giã nhuyễn rồi nặn thành bánh. Cách 2: gạo nếp xay rồi nặn thành hình bánh rồi đem đi hấp. Bánh khi chín sẽ có màu trắng đục của gạo, mùi rất thơm, ăn rất dẻo. Tuy nhiên, để tăng thêm hương vị cho bánh dày, người dân thường ăn kèm cùng với giò, chả. Ngoài món bánh dày thường, còn có bánh dày đỗ. Bánh dày đỗ có vị ngọt của đỗ xào đường, ăn rất ngon miệng. Đây là một món ăn vặt được rất nhiều người dân Việt Nam yêu thích.